Các phương pháp điều trị u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận có thể gây rối loạn quá trình sản xuất một số chất nội tiết (hormone) trong cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị khỏi bệnh trong nhiều trường hợp u tuyến thượng thận lành tính và ác tính. Trong đó phẫu thuật với sự hỗ trợ Robot là một hướng tiếp cận mới đầy triển vọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và sự an toàn cho người bệnh.

1. U tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là tuyến nằm phía trên của hai quả thận. Tuyến thượng thận có tiết ra các hormone giúp cơ thể chống stress, cân bằng chất điện giải, điều hòa huyết áp, điều khiển hoạt động hệ miễn dịch, hàn gắn các mô tế bào khi bị viêm nhiễm, chấn thương,… U tuyến thượng thận là khối u hiếm gặp, phát triển trong tuyến thượng thận và thường là u lành tính, chỉ có một tỉ lệ rất hiếm gặp là u ác tính (ung thư). U tuyến thượng thận thường chỉ xuất hiện ở một trong hai tuyến thượng thận nhưng trong một số trường hợp có thể cả hai tuyến. U tuyến thượng thận có thể biểu hiện nhiều bệnh cảnh khác nhau:
  • Không có triệu chứng: Người bệnh phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) thấy u tuyến thượng thận.
  • U có chức năng nội tiết, biểu hiện bởi các hội chứng:
    • U tủy thượng thận do u tăng tiết catecholamine, gây ra cơn tăng huyết áp.
    • Hội chứng cushing do u tăng tiết cortisol. Bệnh nhân có triệu chứng tăng huyết áp, phù, vẻ mặt cushing, vết rạn da…
    • Cường aldosterone do tăng tiết chất aldosterone, làm giảm kali máu, dẫn đến tình trạng yếu cơ, tăng huyết áp
    • U gây tăng tiết hormone sinh dục.
  • Triệu chứng điển hình của u tủy thượng thận là các cơn tăng huyết áp kịch phát, xảy ra đột ngột. Huyết áp bệnh nhân tăng rất cao, có thể lên đến 250-280/120-140 mmHg, kéo dài từ vài phút đến vài giờ sau đó tự giảm về bình thường. Trong cơn tăng huyết áp, bệnh nhân có các biểu hiện như nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp, đau ngực, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, da tái xanh, vã mồ hôi, toàn thân lạnh. Người bệnh lo lắng, hốt hoảng, sợ chết; sau cơn tăng huyết áp, người bệnh mệt lả, huyết áp bình thường hoặc có thể tụt, cơ thể mất nhiều nước, có thể rối loạn điện giải hoặc trụy tim. Các cơn tăng huyết áp có thể được kích hoạt bởi lao động gắng sức, stress, những thay đổi trong cơ thể, phẫu thuật và gây mê. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tăng huyết áp thường xuyên, thỉnh thoảng có cơn tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vànhsuy tim, tai biến mạch máu não, suy thận, tổn thương mắt có thể dẫn đến mù lòa…
 17 Tháng Bảy, 2020    admin